CÔNG TY TNHH MÁY VÀ THIẾT BỊ THỰC PHẨM HOÀNG NAM
2218/3B Tổ 50, KP3, P.An Phú Đông, Q.12  
HOTLINE
0938.886.017
hỗ trợ trực tuyến
thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 2
  • Trong ngày: 28
  • Trong tuần: 819
  • Lượt truy cập: 110204
Tìm kiếm
  • Quy trình sản xuất tôm đông lạnh thực tế tại nhà máy

    Quy trình sản xuất tôm đông lạnh thực tế tại nhà máy

    Khái quát quy trình sản xuất tôm đông lạnh 

    Quy trình sản xuất tôm đông lạnh

    1.Tiếp nhận nguyên liệu

    2. Rửa 1

    3. Xử lý

    4. Rửa 2

    5. Phân cỡ, loại

    6. Rửa 3

    7. Cân – Xếp khuôn

    8. Châm nước khuôn

    9. Cấp đông

    10. Tách khuôn – Mạ băng

    11. Dò kim loại

    12. Bao gói

    13. Bảo quản

    14. Xuất Xưởng – Vận Chuyển 

    Chi tiết các bước quy trình sản xuất tôm đông lạnh bỏ đầu Block tại nhà máy như sau:

    Tiếp nhận nguyên liệu trong quy trình sản xuất tôm đông lạnh

    Nguyên liệu dùng để chế biến tôm vỏ nguyên con cần đạt một số tiêu chuẩn:

    chế biến tôm đông lạnh

    – Nguyên liệu mới đánh bắt còn rất tươi tốt.

    – Vỏ nguyên vẹn, cứng và sáng bóng, màu sắc đặc trưng.

    – Đầu dính chặt với mình, chân và đuôi còn đẩy đủ nguyên vẹn.

    – Tôm không ôm trứng, dính quá nhiều rong rêu, tôm không bị bệnh.

    – Tôm không bị đốm đen.

    Cách thức tiếp nhận: nguyên liệu thu mua thông qua đại lý có ký hợp đồng với công ty, tôm được bảo quản đá lạnh trong thùng cách nhiệt, vận chuyển đến công ty bằng xe lạnh hoặc xe bảo ôn, nhiệt độ bảo quản 1 – 4°C. Thời gian tiếp nhận cho 1 tấn nguyên liệu không quá 30 phút.

    Khâu rửa 1 trong quy trình sản xuất tôm đông lạnh

    – Nguyên liệu đã được tiếp nhận được rửa ngay bằng máy rửa, nhiệt độ nước rửa ≤ 7°C và nồng độ Chlorine 50 – 100ppm.

    – Khi đổ tôm từ thùng chứa vào bồn máy rửa, thao tác nhẹ nhàng tránh làm dập nát tôm và tôm phải ngập hoàn toàn trong nước rửa.

    – Sau khi rửa, tôm nguyên liệu được đến khu vực chế biến.
    Chế biến tôm đông lạnh

    -Lưu ý: Trong trường hợp nguyên liệu sau khi rửa đưa đi chế biến nhưng chưa chế biến ngay thì thực hiện theo qui trình sau nhưng thời gian chờ là không quá 30 phút: Đổ tôm 1/3 thùng chứa → Lấp đá kín mặt tôm→ Đổ tiếp 1/3 thùng tôm→ Lấp đá kín mặt tôm→đổ tôm đầy thùng và lấp đá kín bề mặt.

    Xử lý tôm bỏ đầu trong quy trình sản xuất tôm đông lạnh

    Tôm sau khi rửa lần 1 được chuyển đến phòng xử lý để xử lý. Tại đây tôm được vặt đầu rút ruột, các thao tác được thực hiện dưới vòi nước chảy. Yêu cầu phải nhanh, chính xác tránh làm mất phần thịt ở phía thịt đầu.
    xử lý bỏ đầu tôm

    Cách bỏ đầu tôm : Tay trái cầm tôm, tay phải cầm dao, dùng đầu nhọn của dao tách phần vỏ tiếp giáp giữa đầu và thân để tách đầu ra khỏi thân. Sau đó dùng tay ấn nhẹ mũi dao vào chính giữa phần tiếp giáp giữa đầu và thân để rút ruột ở thân tôm ra.

    Dùng dao cạo sạch màng đen, gạch tôm dính ở mép thịt đầu.

    Trước, trong và sau khi vặt đầu, tôm luôn được bảo quản bằng đá vảy để giữ nhiệt độ bán thành phẩm ≤ 4°C.

    Rửa 2

    Giai đoạn này nhằm loại bỏ tạp chất trong quá trình sơ chế, giảm sự phát triểm của vi sinh vật

    Phân cỡ, phân loại trong quy trình sản xuất tôm đông lạnh

    Khâu này nhắm tạo ra các cỡ tôm đông nhất, qua đây màu sắc và chủng loại của tôm cũng được phân định thành từng nhóm ứng với giá trị của nó

    Tôm được phân thành các cỡ sau (số thân tôm/pound):

    U/6; 6/8; 8/12; 13/15; 16/20; 21/25; 26/30; 41/50; 51/60; 61/70; 71/90

    Tôm đông lạnh phân theo cỡ

    Hiện nay, các nhà máy sản xuất tôm đông lạnh thường phân cỡ thủ công hoặc phân cỡ bằng máy phân cỡ tôm.

    Phương pháp 1 là phân cỡ tôm thủ công: Ở phương pháp này công nhân là người thực hiện cân tôm. 

    • Mỗi công nhân sẽ phân nhiều cỡ, mỗi cỡ cho vào rổ, cỡ có số lượng nhiều sẽ được đưa vào thùng chứa. Trong quá trình phân cỡ kết hợp với phân loại.

     

    • Công nhân kiểm cỡ phải liên tục dùng cân kiểm tra lại tôm mình vừa phân, tránh trường hợp phân sai nhiều, phân lại nhiều lần làm dập nát, giảm chất lượng tôm

     

    • Nhân viên QC giám sát công đoạn phân cỡ thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, kích cỡ, loại tôm trong suốt quá trình phân cỡ

     

    • Đây là phương pháp truyền thống lâu nay tuy nhiên khi thực hiện phương pháp này thì cần số lượng lớn công nhân, yêu cầu tay nghề cao đòi hỏi đào tạo và thời gian, công suất không cao, dễ ảnh hưởng đến chất lượng tôm.

    Phương pháp 2 là sử dụng máy phân cỡ tôm:

    Ở phương pháp này, một máy phân cỡ sẽ sử dụng từ 2-3 công nhân cho khoảng 7 cỡ tôm trở lên (tùy theo model máy), công suất phân cỡ đạt 180-220 sản phẩm/ phút với độ chính xác là 0.1g

    Phân cỡ bằng máy phân tôm tại nhà máy qua video sau:


    • Trước tiên khởi động máy phân cỡ tôm – bo cân tự động lại, cài lập trình cỡ tôm cần phân loại, sau đó công nhân đẩy sản phẩm lên khay của máy phân cỡ, khay máy chạy qua mắt cân và trả sản phẩm có khối lượng tương ứng tại rổ đã được để sẵn.

     

    • QC thường xuyên kiểm tra trọng lượng tôm sau khi phân cỡ bằng cân điện tử để kiểm tra độ chính xác của máy trong suốt quá trình phân cỡ.

    Nhờ những ưu điểm vượt trội của máy phân cỡ, mà đa số các nhà máy hiện nay sử dụng thiết bị máy hiện đại phân phân cỡ tôm để đạt được công suất cao – sai số thấp, tiết kiệm nhân công, tối ưu chị phí .

    Rửa 3 trong quy trình chế biến tôm đông lạnh

    Tôm được rửa theo từng cỡ, loại đã phân ở khâu liền trước. Đổ tôm ra từng rổ nhựa: 1 – 1,5kg, rửa qua 3 bể nước đá lạnh nhiệt độ ≤ 4°C. Trong quá trình rửa dùng tay khuấy đảo nhẹ để tôm sạch đều.

    Cần bổ sung thêm đá và thay nước đá thường xuyên trong quá trình rửa tôm

    Cân – Xếp khuôn trong quy trình sản xuất tôm đông lạnh

    Để bán thành phẩm ráo nước trước khi cân. Tôm được cân theo yêu cầu khách hàng, thường 1kg – 2kg. Thao tác xếp nhanh và đúng với yêu cầu của từng cỡ tôm.

    Khuôn phải được rửa sạch và nhúng qua nước chlorine 50ppm và rửa lại bằng nước sạch. Thẻ cỡ phải ghi đầy dủ các thông tin sau đó nhúng qua nước chlorine 50ppm, rửa lại bằng nước sạch và đặt úp mặt thẻ xuống trung tâm đáy khuôn

    Sau khi cân, mỗi mẻ cân được cho vào 1 khuôn, đặt thẻ size lên khuôn tôm để nhằm tránh nhầm lẫn giữa các size.

    Xếp khuôn tôm đông lạnh

    Châm nước khuôn trong quy trình sản xuất tôm đông lạnh

    Các khuôn tôm sau khi đã sắp xếp được vận chuyển bằng xe đẩy đến phòng cấp đông. Tại đây tiến hành châm nước đá lạnh nhiệt độ ≤ 4°C vào khuôn. Lượng nước châm vừa tráng 1 lớp mỏng ở đáy khuôn.

    Cấp đông trong quy trình sản xuất tôm đông lạnh

    Giai đoạn này tránh sự hoạt động của vi sinh vật, tăng thời gian bảo quản sản phẩm; Hạ nhiệt độ của sản phẩm xuống thấp kéo dài thời gian bảo quản. Duy trì độ tươi nguyên liệu. Kiềm hãm sự phát triển của vi sinh vật  và enzim

    Cấp đông tôm đông lạnh block

    Trước khi cấp đông, tủ đông phải được vệ sinh sạch sẽ, khởi động 10 – 15 phút để hạ nhiệt độ tủ xuống -10 ÷ -15°C mới bắt đầu cho hàng vào tủ. Chuẩn bị đủ lượng hàng để mỗi lần cho hàng vào tủ không quá 30 phút. Sản phẩm trước khi đưa vào tủ đông phải được châm nước đá lạnh nhiệt độ ≤ 4oC, lượng nước châm vừa phủ bề mặt block tôm.

    Quá trình cấp đông kết thúc khi nhiệt độ tủ đông đạt -45 ÷ -50°C, thời gian cấp

    đông từ 4 – 6 giờ, với t TTSP ≤ -18°C.

    Tách khuôn – Mạ băng trong quy trình sản xuất tôm đông lạnh

    Mục đích của giai đoạn này làm cho bề mặt bán thành phẩm được sáng, bóng, làm đẹp bề mặt bánh tôm cũng như khắc phục được những vết rỗ do quá trình cấp đông gây nên. Hạn chế sự mất nước của tôm do hiện tượng thăng hoa trong quá trình bảo quản và giảm được quá trình oxi hóa tôm.

    tách khuôn - mạ băng tôm đông lạnh

    Tách khuôn và mạ băng cần phải thực hiện đồng bộ để tránh tình trạng ứ đọng làm tan mặt băng, ảnh hưởng đến chất lượng và giảm ngoại quan cho Block tôm.

    Úp khuôn tôm vào băng tải của máy, điều chỉnh vòi nước tách khuôn thích hợp, sau khi ra khỏi máy dùng tay ấn vào đáy khuôn để tách Block tôm ra khỏi khuôn.

    Khuôn sau khi tách được đưa qua khu xếp hộp, Block tôm tiếp tục qua máy mạ băng.

    Nước mạ băng luôn duy trì ở nhiệt độ ≤ 3°C, phải luôn bổ sung đá vào thùng nước mạ băng, thường xuyên kiểm tra bề mặt băng để điều chỉnh vòi mạ băng cho hợp lý.

    Sau khi mạ băng, bánh tôm được cho vào túi PE trước khi cho qua máy rà kim loại

    Dò kim loại trong quy trình sản xuất tôm đông lạnh

    Công đoạn dò kim loại rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm. Đây là một yêu cầu khách quan đòi hỏi bất cứ xí nghiệp nào cũng phải áp dụng.

    Mục đích: phát hiện và loại bỏ kim loại có lẫn trong sản phẩm.

    dò kim loại trong chế biến tôm đông lạnh

    Thực hiện: cho sản phẩm được hàn kín miệng lên băng chuyền của thiết bị dò có gắn đầu dò kim loại. Nếu phát hiện sản phẩm có chứa kim loại thiết bị điều khiển sẽ tác động làm dừng băng tải và chuông sẽ reo báo hiệu.

    Tiến hành loại bỏ sản phẩm và kiểm tra lại độ chính xác của máy bằng cách cho mẫu đó chạy qua máy dò kim loại nhiều lần.

    Bao gói trong quy trình sản xuất tôm đông lạnh

    Gia đoạn này nhằm bảo quản sản phẩm, tránh được sự hư hỏng có thể xảy ra trong giai đoạn chờ phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng. Quảng cáo sản phẩm.

    Thực hiện: xếp 6 block tôm có cùng kích cỡ vào thùng carton. Bên ngoài thùng phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu cần thiết như: tên và biểu tượng của xí nghiệp, tên sản phẩm, kích cỡ, ngày tháng sản xuất, khối lượng tịnh, nhiệt độ bảo quản…Đai nẹp lại, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà ta sử dụng màu dây khác nhau.

    Sản phẩm phải đóng teho tùng chủng Loại, kích thước, thông tin ghi trên bao bì phải đầy đủ, rõ ràng.

    Bảo quản tôm trong quy trình sản xuất tôm đông lạnh

    Các thùng tôm sau khi được bao gói hoàn chỉnh sẽ được chuyển ngay vào kho bảo quản nhằm duy trì chất lượng của sản phẩm.

    Thực hiện: cần phải nhanh chóng và nhẹ nhàng. Hàng trong kho đuợc xếp theo từng lô riêng biệt và phải cách tường, sàn, trần theo từng khoảng cách nhất định. Khi xếp hàng vào kho phải theo nguyên tắc vào trước ra trước.

    kho bảo quản tôm đông lạnh

    Khâu này, nhiệt độ trong kho phải ổn định -20 ± 2°C. Thời gian bảo quản tối đa 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Hàng hoá chất đúng nơi quy định. Khi vận chuyển sản phẩm phải mặc đày đủ đồ bảo hộ lao động cần thiết.

    Xuất xưởng, vận chuyển tôm – khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất tôm xuất khẩu đông lạnh:

    Mục đích: Sản phẩm sau khi bảo quản được vận chuyển đến khách hàng và người tiêu thụ.

     

    Tông đông lạnh bỏ đầu đóng block

    Khi xuất hàng lên xe phải nhẹ nhàng, các thùng carton phải sạch, nguyên vẹn, đủ đai nẹp. Yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian xuất xưởng, cách sắp xếp sản phẩm, nhiệt độ vệ sinh trên xe,…theo quy định của nhà máy.

     

    Tham khảo thêm: Thiết bị chế biến tôm, Máy phân cỡ tôm, máy đóng gói, máy cân định lượng

    Thiết bị chế biến tôm

    Xem thêm: Quy trình chế biến cá tra fillet đông lạnh

    Tin liên quan